Tổng Hợp Mẹo Hay Chống Nắng Gắt Vào Mùa Hè

 Nhiệt độ nắng gắt nóng nảy của mùa hè nước ta không những khô ráp bạc màu bức tường, đồ đạc dễ bị hỏng hóc, mà còn khiến cho không gian sống bên trong trở nên nóng nực, bí bách khó chịu. Vậy có cách nào để bảo vệ và chống nóng cho căn nhà trong ngày hè không? Nếu bạn đang cùng thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết sau của Thanh Thịnh nhé.

1. Sắp Xếp Đồ Đạc Hợp Lý

Để bảo vệ đồ dùng nội ngoại thất hiệu quả trước cái nắng, cái nóng của mặt trời thì tốt nhất bạn không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Cách chống nắng gắt vào mùa hè

Những bộ bàn ghế gỗ, nhựa, sắt, mây tre,… ngoài trời nên đặt dưới bóng râm hoặc có dù che. Những vật dụng nội thất ở gần cửa sổ nếu thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào thì nên cân nhắc đặt vị trí khác, hoặc có vải che, rèm che.

2. Vệ Sinh, Lau Chùi Thường Xuyên

Tại sao phải vệ sinh, lau chùi nội ngoại thất thường xuyên vào mùa hè? Bởi với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam, lượng bụi bẩn và hơi ẩm nhiều từ không khí trong ngày hè sẽ khiến đồ đạc rất dễ bị “xuống cấp”.

Việc thường xuyên lau chùi bụi bẩn sẽ loại bỏ nấm mốc, giúp các món đồ, nhà cửa của bạn như mới và lâu bền hơn.

3. Sử Dụng Tấm Che Phủ

Một trong những phương pháp bảo vệ và chống nắng nhà cửa được áp dụng nhiều nhất là dùng các tấm che phủ.

Với các loại bàn ghế ngoài trời: có thể sử dụng các lớp bọc không thấm nước, có khả năng chống tia cực tím để tránh bạc màu và hư hỏng. Hoặc đơn giản hơn là dùng những tấm bạt để bảo vệ.

Sử dụng các loại bọc chống nóng, chóng uv và chống nước

Với các đồ nội thất trong nhà: có thể sử dụng rèm vải để chống nắng – giúp ngăn nắng đi vào nhà mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Hoặc tốt nhất, có thể sử dụng phim cách nhiệt cho cửa kính – vừa hứng được ánh nắng tự nhiên, vừa chống tia UV và cách nhiệt hiệu quả.

Sử dụng rèm chóng nắng, chống nóng

Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng bạt chống nóng hoặc lưới chống nóng để bảo vệ nhà. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với hai mặt bên/mặt sau của căn nhà hoặc khu vực vườn ươm, giàn hoa,… Bởi nếu sử dụng cho mặt tiền nhà thì sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ.

Sử dụng bạt chống nóng hoặc lưới chống nóng để bảo vệ nhà

4. Thi Công Các Vật Liệu Chống Nắng, Cách Nhiệt

Thi công các vật liệu chống nắng, cách nhiệt là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả lâu dài mà nhiều gia đình lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số vật liệu sau:

Sơn cách nhiệt chống nóng: đây là loại sơn có khả năng bảo vệ tường nhà và cách nhiệt hiệu quả các bề mặt như mái tôn, trần bê tông, mái che, cửa kính, cửa sổ, các thanh kim loại,…

Phun sơn chóng nóng mái tôn

Tấm xốp PU: dùng tấm xốp ốp tường có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt. Tuy nhiên, cách làm này không đem lại độ thẩm mỹ cao.

>>> Tham khảo: Giới Thiệu Mẫu Thiết Kế Phòng Khách Hiện Đại

Xây tường hai lớp: xây hai lớp tường cách nhau 12-22cm sẽ giúp không khí lưu thông và làm chậm quá trình truyền nhiệt – đây là giải pháp giúp chống nắng và cách nhiệt rất tốt cho căn nhà. Nhược điểm của phương án này là tốn nhiều chi phí và không phù hợp với những ngôi nhà xây ở diện tích đất hẹp.

Xây tường 2 lớp giúp chóng nóng, chống thấm vừa giúp cách âm hiệu quả

* Lưu ý: quá trình thi công các vật liệu chống nắng cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, độ bền và khả năng cách nhiệt của vật liệu. Tốt nhất bạn nên nhờ đến đội thợ chuyên nghiệp, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

>>> Đề xuất tham khảo thêm: Tìm Hiểu Các Loại Vật Liệu Xây Dựng Thiết Yếu

5. Dùng Cây Xanh

Chống nắng bằng cây xanh là giải pháp hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất. Không những thế, việc đưa cây xanh vào không gian sống còn giúp cải thiện không khí, giúp các thành viên trong gia đình gần gũi với thiên nhiên hơn.

Trồng cây xanh vừa giúp chống nóng vừa giúp cải thiện không khí

Một số cách sử dụng cây xanh để chống nắng cho nhà hiệu quả:

  • Trồng cây tán rộng xung quanh nhà.

  • Trồng cây leo bám trên tường.

  • Đặt chậu cây cảnh ở những vị trí thông tầng, cửa sổ, giếng trời để làm dịu ánh nắng chiếu vào.

Điểm trừ của phương pháp chống nắng này là bạn cần chăm sóc kỹ càng cho cây. Bởi nếu để cây-hoa-lá bị héo úa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và phong thủy cho căn nhà.

>>> Tham khảo: Cải Tạo Nhà Trọ Thành Căn Nhà Hoàn Thiện Giá Rẻ

Trên đây là những cách bảo vệ nhà cửa, chống nắng gắt vào mùa hè mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được giải pháp chống nắng phù hợp nhất cho căn nhà.

Mọi thắc mắc về dịch vụ sửa chữa, cải tạo nhà của Thanh Thịnh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 900 5530 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

Nguồn: https://suachuanhathanhthinh.com/cach-bao-ve-nha-cua-vao-mua-he/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 7 Công Ty Sửa Chữa Nhà Uy Tín Giá Rẻ Tại Quận 5

Thiết Bị Vệ Sinh Bross Có Tốt Không?

Đổ Bê Tông Cầu Thang Sao Cho Đúng Cách?